Thứ Sáu
Giá nông sản hôm nay (29/12): Giá cà phê ít biến động
Thứ Năm
Đã hoàn thành sứ mệnh tại TH True Milk, bà Thái Hương chọn làm Tổng Giám đốc Bac A Bank
Thứ Tư
Giá cà phê hôm nay 28/12 đã giảm nhẹ
Nếu bong bóng tiền điện tử vỡ, thị trường chứng khoán cũng bị liên lụy
Thứ Ba
Giá nông sản hôm nay 27/12: Giá cà phê khó bật lên cho tới cuối năm
Chúng tôi mong mọi vấn đề của Ocean Group được giải quyết, doanh nghiệp tốt lên, cổ phiếu hồi phục lại nhưng cơ hội đó đã bị dừng lại
Thứ Hai
Giá nông sản hôm nay 26/12: Cà phê giao dịch trầm lắng
Thời tiết 25/12: Tối nay bão số 16( bão Tembin) tấn công Nam Bộ, sóng cao 10m
* Sài Gòn bắt đầu mưa do ảnh hưởng bão số 16
* Diễn biến bão số 16: Bão Tembin suy yếu nhưng giữ nguyên vùng nguy hiểm
Đêm qua và sáng nay là thời điểm bão số 16 (Tembin) hoạt động mạnh nhất tại quần đảo Hoàng Sa với sức gió mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15, gây rung lắc mạnh nhà giàn DK1.
Tàu đánh bắt tại Bến Tre về khu neo đậu an toàn tránh bão. Ảnh: Hoài Thanh
Đến 7h sáng nay, dự kiến bão Tembin vẫn còn duy trì sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15, gây sóng biển cao 8-10m trên khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4.
Trong 12 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 25km/h. Đến 19h tối nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo).
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giảm còn cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao từ 6-8 mét.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 80km tính từ vùng tâm bão.
Do đó ngay từ trưa nay, vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, giật cấp 14.
Sau đó khoảng tối và đêm nay, bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50km.
Bão số 16 đang hoạt động rất mạnh trên quần đảo Trường Sa. Trong tối và đêm nay sẽ đổ bộ vào Nam Bộ
Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão từ 0,5-1,0m.
Trên đất liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều nguy cơ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.
Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Đến 7h sáng mai, bão vẫn nằm trên vùng biển Cà Mau và Kiên Giang (bao gồm cả Thổ Chu và Phú Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão vẫn còn mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 4-6 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Do ảnh hưởng của bão, trong ngày và đêm nay, các tỉnh Nam Bộ có mưa to, từ đêm các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày.
Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ do chịu tác động của một đợt không khí lạnh cường độ mạnh kết hợp hoàn lưu xa bão số 16.
>>> Nguồn: http://vietnammoi.vn/thoi-tiet-2512-toi-nay-bao-so-16-tan-cong-nam-bo-song-cao-10m-69282.html
(T.V)
Giá cà phê hôm nay (25/12) hầu như không đổi tại các tỉnh, thành được khảo sát
Thủ tướng nhắc bài học đau xót về bão Linda để phòng chống bão Tembin
* Sài Gòn bắt đầu mưa do ảnh hưởng bão số 16
* Cập nhập diễn biến bão số 16: Người dân hối hả sơ tán tránh bão
Chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương để chỉ đạo ứng phó bão số 16 - cơn bão có tên quốc tế Tembin đã khiến gần 200 người tại Philippines thiệt mạng.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan với bão số 16.
Tại cuộc họp trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, coi thường bão, đôn đốc đến từng hộ dân, đồng thời cử đoàn công tác Chính phủ trực tiếp đến vùng mà tâm bão dự kiến đi qua để chỉ đạo ứng phó…
Thủ tướng yêu cầu tất cả các địa phương và mọi người dân theo dõi sát thông tin, tất cả các địa phương tuyên truyền quán triệt đến người dân về cơn bão số 16. Các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông cần thông tin đến người dân về nguy cơ bão số 16 đang đổ bộ vào khu vực.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát bão số 16 với tất cả khả năng, kịp thời thông báo tình hình đến các địa phương và nhân dân.
Các địa phương có những biện pháp cần thiết di dời dân khỏi vùng nguy hiểm. Đặc biệt, các địa phương phải huy động các lực lượng có liên quan, nhất là lực lượng công an, quân đội, thanh niên giúp người dân chằng chống nhà cửa, giảm thiểu nhà bị sập đổ khi có bão.
Bảo đảm an toàn cho các giàn khoan và tàu biển, trong trường hợp cần thiết, đóng giàn khoan, đưa công nhân đến nơi an toàn.
Thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, tôm, các loại thủy hải sản khác, giảm thiệt hại do bão.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động các lực lượng cần thiết, sẵn sàng ứng cứu nhân dân.
Tất cả các địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo chống bão. Trong những vùng trọng điểm nguy hiểm, đặc biệt là các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, TPHCM, Bến Tre theo dõi sát tình hình, cần thiết cho học sinh nghỉ học. Đôn đốc đến từng gia đình, có biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại khi bão đến.
Bão số 16 được dự báo sẽ đổ bộ vào Nam Bộ vào đêm 25 đến rạng sáng 26/12. (Ảnh: NCHMF).
Tại cuộc họp, Thủ tướng lưu ý và nhắc lại bài học kinh nghiệm đau xót về trường hợp bão Linda đổ bộ vào miền Nam năm 1997 đã làm 3.000 người chết và mất tích. Thủ tướng nhấn mạnh các cấp, các ngành, các địa phương không được chủ quan, coi thường để ảnh hưởng đến tính mạng nhân dân. Tất cả tàu thuyền khi cập bờ tránh bão thì ngư dân phải lên bờ, giao các lực lượng chức năng quản lý phương tiện.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin đến các thuê bao để cảnh báo về bão số 16.
Đối với việc kêu gọi tàu thuyền vào bờ, trong bối cảnh đa số tàu thuyền đánh bắt xa bờ, Thủ tướng yêu cầu Bộ đội Biên phòng tìm mọi biện pháp liên lạc, thông báo về tọa độ bão, cấp bão, cấp gió.
Các cấp, các ngành, địa phương có phương án cụ thể để chỉ đạo khắc phục ngay sau bão, không để nhân dân gặp khó khăn, thiếu đói sau bão. Trước hết, các đoàn kiểm tra của Chính phủ xuống các địa phương chỉ đạo công tác ứng phó bão.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, sẽ cùng đoàn công tác của Chính phủ có mặt tại nơi khó khăn để kiểm tra, chỉ đạo và “trụ tại tâm bão, dự kiến là tỉnh Cà Mau”.
>> Nguồn: http://vietnammoi.vn/thu-tuong-nhac-bai-hoc-dau-xot-ve-bao-linda-de-phong-chong-bao-tembin-69279.html
>>> Cùng chủ đề: http://vietnammoi.vn/chu-de/tin-bao-tembin-bao-so-16.topic
(T.V)
Thứ Sáu
Sếp ngân hàng không 'dính án' cùng Phạm Công Danh
Thứ Năm
Giá cà phê hôm nay (ngày 22/12/2017) Tiếp tục giảm mạnh
Cách cho bé bú nằm an toàn, đúng tư thế cho mẹ trẻ
Mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ cho con bú | |
Bú nằm, bú ngủ là trải nghiệm tuyệt vời nhất của mẹ và bé |
"Cuộc chiến" cho con tập bú sẽ trở nên dễ dàng hơn với tư thế bú nằm. (Ảnh: Theasianparent) |
Khi bé đã bú nằm thành thạo, mẹ có thể đặt bé nằm lên trên ngực mình để tạo ra tư thế thoải mái cho cả hai mẹ con. (Ảnh: Babycenter). |
Giá cà phê hôm nay (ngày 21/12/2017) chuyển động áp lực đè nặng người nông dân
Thứ Tư
Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng
Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online cho biết Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ký ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm.
Bản kết luận điều tra đã được chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân Tối cao để thực hiện các thủ tục tố tụng tiếp theo.
Không tham gia lập ngân hàng, chuyển sang góp vốn
Theo đó, ông Đinh La Thăng và 6 bị can khác bị đề nghị truy tố các tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Bản kết luận điều tra nêu rõ vào năm 2006, theo đề án hình thành tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, PVN được thành lập mới một ngân hàng Cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ.
PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự, mua sắm một số trang thiết bị để thành lập và hoạt động.
Tuy nhiên, năm 2008, PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng này nữa mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Mặc dù được báo cáo rõ tình hình kinh tế, kết quả hoạt động của OceanBank nhưng ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN giai đoạn từ 2008 đến 2011) đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và ban điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát OceanBank, phương án góp vốn cũng như tính hiệu quả, khả thi của việc góp vốn vào ngân hàng này.
Nguồn: http://vietnambiz.vn/de-nghi-truy-to-ong-dinh-la-thang-40792.html
Thương vụ thâu tóm Sabeco trị giá 5 tỷ USD: Thực lực của “người khổng lồ” ThaiBev ra sao?
Thứ Ba
Giá cà phê trong nước ngày 20/12: Giảm tiếp 300 đồng/kg
ảnh minh họa