Thứ Tư

Chứng khoán HSC: Hòa Phát gia tăng thị phần, lãi ròng quý II dự kiến tăng 46%

HSC nhận định trong bối cảnh tái cơ cấu lĩnh vực thép dài, Hòa Phát đang được lợi với việc thị phần mở rộng từ 19,1% lên 23,9%. Doanh thu và lợi nhuận quý II ước tính tăng trưởng lần lượt trên 33% và 46%.
Theo ước tính của CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC), doanh thu thuần quý II của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) có thể đạt 14.140 tỷ đồng, tăng 33,24% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.250 tỷ đồng, tăng 46,2%.
Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ: sản lượng thép xây dựng tiêu thụ tăng 9,1%, sản lượng ống thép tiêu thụ tăng 10,2%; và giá bán bình quân sản phẩm thép xây dựng tăng 25,81% so với cùng kỳ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
HSC nhận định Hòa Phát được hưởng lợi từ một số nhân tố như:
Quá trình tái cơ cấu lĩnh vực thép dài tại Việt Nam tiếp diễn, Hòa Phát mở rộng thị phần
Lĩnh vực sản xuất thép dài trong nước vẫn rất phân tán với những nhà máy nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm khoảng 40% thị phần. Những nhà máy này có giá thành cao hơn 10% so với giá thành của 5 doanh nghiệp đứng đầu. Và điều này khuyến khích các doanh nghiệp thép lớn mở rộng hoạt động sản xuất.
Đây là động lực đằng sau các dự án mở rộng công suất liên tục của các doanh nghiệp thép lớn gồm Hòa Phát (công suât tăng với tốc độ gộp bình quân năm là 25% kể từ năm 2014).
Top 5 doanh nghiệp lớn nhất về thị phần đã nâng thị phần của mình từ 55,9% trong năm 2014 lên 60% hiện nay. HSC dự báo con số này sẽ tăng lên 65% vào năm 2020. Và thị phần của Hòa Phát đã tăng từ 19,1% trong năm 2014 lên 23,9% hiện nay.
chung khoan hsc hoa phat gia tang thi phan lai rong quy ii du kien tang truong 46
Ống thép Hòa Phát. Ảnh: hoaphat.com.vn
Hòa Phát không bị ảnh hưởng quá nhiều vì tranh chấp thương mại
Nhiều nhà đầu tư lo ngại Hòa Phát có thể bị ảnh hưởng nếu các nhà sản xuất thép Trung Quốc tìm cách đẩy hàng sản Việt Nam như từng làm năm 2015. HSC cho rằng lo ngại này có phần thái quá vì:
Thứ nhất, tác động đối với Hòa Phát trong năm 2014-2015 giai đoạn thép nhập khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh là khá nhỏ do công ty có vị thế vững chắc ở phân khúc sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong khi hàng của Trung Quốc có chất lượng thấp và giá rẻ. Tuy nhiên giá bán bình quân giảm đã ảnh hưởng đến Hòa Phát. Tăng trưởng sản lượng không phải là vấn đề cần lo ngại vì Hòa Phát đã chứng minh được khả năng tăng thị phần bằng việc mở rộng công suất và giành thị phần từ các doanh nghiệp nhỏ.
Thứ hai, hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh khi đó là do Trung Quốc thừa cung trên thị trường nội địa. Kể từ năm 2015, công suất sản xuất tại nước này đã giảm đáng kể với các nhà máy cũ kỹ đã bị đóng cửa. Công suất sản xuất thép của Trung Quốc đã giảm 12,92% kể từ năm 2015.
Thứ ba, điều quan trong nhất là hàng rào thuế quan đã được dựng lên kể từ đó và đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc hạn chế thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
Do vậy HSC cho rằng không cần quan ngại về thép nhập khẩu của Trung Quốc lần này.
Quá trình xây dựng nhà máy Dung Quất vẫn theo đúng tiến độ
Nhà máy cán thép giai đoạn 1 thuộc dự án Dung Quất cũng sẽ đi vào hoạt động vào ngày 20/7/2018 theo đúng kế hoạch. Nhà máy cán thép mới này sẽ nâng công suất thép xây dựng thêm 600.000 tấn (tăng 25%); giúp duy trì tăng trưởng cho công ty trong 6 tháng cuối năm và năm sau.
Hiện tại, các nhà máy hiện tại của công ty đã hoạt động với gần 100% công suất. Lò cao thứ hai đã hoạt động trở lại vào cuối tháng 5 sau 2 tháng ngừng hoạt động để nâng cấp.
Ban đầu, công ty sẽ tăng cường tối đa công suất sản xuất phôi hiện tại phục vụ nhà máy cán thép xây dựng thành phẩm tại dự án Dung Quất trước khi toàn bộ Giai đoạn 1 của dự án đi vào hoạt động vào đầu năm 2019.
Nhà máy tôn mạ đi vào hoạt động muộn hơn do nhu cầu thị trường yếu
Theo kế hoạch, chuỗi giá trị toàn diện cho tôn mạ sẽ đi vào hoạt động trong tháng 7 năm nay. Tuy nhiên, do điều kiện thị trường cạnh tranh, công ty đã lùi thời gian đưa dây chuyền sản xuất tôn mạ toàn diện vào hoạt động chậm hơn dự kiến 2 tháng hoặc lâu hơn. Nhà máy này có công suất thiết kế là 400.000 tấn/năm và có vốn đầu tư là 2.700 tỷ đồng.
Công ty đã hoàn thiện dây chuyền mạ màu vào cuối năm ngoái, và Hòa Phát mua tôn mạ kẽm từ bên ngoài, sau đó qua dây chuyền mạ màu để sản xuất thành phẩm.
Nhà máy tôn Hòa Phát. Ảnh: Hòa Phát

" style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: none; color: blue; font-family: RobotoCondensed-Bold;">chung khoan hsc hoa phat gia tang thi phan lai rong quy ii du kien tang truong 46

Nhà máy tôn Hòa Phát. Ảnh: Hòa Phát
Hiện tại, công ty đang hoàn thiện cơ sở mạ kẽm và dự kiến sẽ giới thiệu sản phẩm tôn mạ đầu tiên ra các kênh phân phối thương mại trước cuối quý 3 năm nay.
HSC dự báo sản lượng tôn mạ tự sản xuất tiêu thụ của HPG đạt 250.000 tấn, tương đương 62,5% công suất thiết kế và phần lớn sản lượng là bán cho dự án Dung Quất.
Tuy vậy, HSC cũng chỉ ra một số thách thức ngắn hạn đối với Hòa Phát như:
Trong tháng 6 vừa qua, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng chỉ là 148.822 tấn, giảm 11,4% so với cùng kỳ và giảm 34,92% so với tháng liền trước.
Nguyên nhân là tháng 6 thường là tháng mưa nhiều nhất trong năm dẫn tới giảm nhu cầu thép xây dựng. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ tháng 5 đã đạt đỉnh nên tháng tiếp theo sản lượng giảm mạnh do các đại lý cần thời gian để tiêu thụ hết tồn kho của mình. Chưa kể, giá bán giảm kể từ giữa tháng 6 ảnh hưởng đến nhu cầu đối với sản phẩm thép do các đại lý chờ giá thép tăng trở lại trước khi mua hàng tồn kho trở lại.
Giá bán bình quân thép xây dựng giảm 2,2% kể từ giữa tháng 6 năm nay sau 12 tháng liên tiếp tăng kể từ tháng 6/2017 (khoảng 10,5 triệu đồng/ tấn) cho đến tháng 6/2018 (13,6 triệu đồng/tấn). Hiện giá thép xây dựng khoảng 13,3 triệu đồng/tấn, thấp hơn 2,2% so với mức đỉnh là 13,6 triệu đồng/tấn. Do giá thép thế giới có xu hướng giảm.
Về dự án Mandarin Garden 2, HSC nhận thấy hiện đang có đợt kiểm tra Hệ thống phòng cháy chữa cháy của dự án. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến cả kế hoạch bàn giao nhà và hạch toán lợi nhuận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét