Thứ Ba

Thị trường đào Bitcoin khốc liệt nhất thế giới


Bất chấp sự mất giá thê thảm trong thời gian qua – năm ngoái giá bitcoin còn tệ hơn cả đồng rúp của Nga và đồng hryvnia của Ukraine – người ta vẫn tiếp tục đầu tư nâng cấp các "máy đào" Bitcoin.

45.000 máy tính hoạt động cả ngày lẫn đêm, những chiếc quạt quay vù vù để giữ cho chúng không bị quá nóng.
Đó là cảnh tượng trong một nhà chứa máy bay khổng lồ tại Boden, phía bắc Thụy Điển, nay đã được dùng làm nơi chuyên đào bitcoin, đồng tiền bí ẩn bậc nhất thế giới.

Tuy nhiên đây không phải là nơi duy nhất trên thế giới làm công việc này. Họ đang phải cạnh tranh với hàng trăm ngàn máy tính khác trên khắp thế giới, cả ở Mỹ lẫn vùng Nội Mông xa xôi. Những người chỉ trích đang so sánh hiện tượng này với “cơn cuồng hoa tulip” ở thể kỉ 17 và dự báo rằng “cơn cuồng bitcoin” rồi cũng sẽ kết thúc theo cách tương tự vì mới đây nhất là Bitstamp, một website trao đổi bitcoin, đã ngừng hoạt động sau khi bị hacker bẻ khóa lấy đi 19.000 bitcoin.

Tuy nhiên, bất chấp cả sự mất giá thê thảm trong thời gian qua – năm ngoái bitcoin còn tệ hơn cả đồng rúp của Nga và đồng hryvnia của Ukraine – người ta vẫn tiếp tục đầu tư nâng cấp máy “đào” của mình, khiến cho đây là phần tăng trưởng nhanh nhất trong ngành công nghệ thông tin.

Nguyên nhân do đâu?

Vào thưở sơ khai khi bitcoin vừa mới trình làng, số người tham gia đào bitcoin không nhiều, với hi vọng sẽ kiếm được chút đỉnh từ chiếc máy tính tại nhà. Đây cũng chính là giấc mơ của người được cho là cha đẻ của nó, ông Nakamoto: tiền làm tại nhà, không cần đến chính quyền. Nhưng khi giá trị của bitcoin bắt đầu tăng thì mọi chuyện giống như kinh doanh hơn. Những cá nhân tham gia trước đó bắt đầu hợp tác với nhau và chia sẻ những gì mình kiếm được.

Những công ty mới khởi nghiệp trên khắp thế giới cũng bắt đầu xây dựng những phần cứng máy tính chuyên dụng, dùng những loại chip mạnh nhất cho việc này. Thế là các tay chơi nghiệp dư bị cho “ngửi khói”, ngậm ngùi đứng nhìn một cuộc chạy đua “vũ khí kĩ thuật số” của các công ty. Cứ sau 18 tháng thì các bộ vi xử lý lại được nâng cấp công suất, thậm chí loại chuyên dụng như ASICs thì chỉ sau 6 tháng. Giờ đây thì hành trình đào bitcoin đã vươn tới công nghệ đám mây và công suất đào được tính bằng gigahash trên giây (Gh/s).

Sau đó một thời gian, giá của bitcoin vẫn tiếp tục tăng nóng. Những người tham gia cuộc chơi thậm chí còn nghĩ đến cảnh mình sẽ thu được phí giao dịch như những phương thức thanh toán truyền thống khác.

Và những hệ lụy

Cũng như các ngành khai thác mỏ khác, công việc “đào” bitcoin cũng để lại một lo lắng tương tự: chi phí môi trường. Với những hệ thống khổng lồ như thế thì không khó để chúng ta có thể hình dung ra lượng điện được tiêu thụ. Chẳng hạn như trung tâm Boden trên, dù sử dụng những thiết bị hiện đại nhất nhưng lượng tiêu thụ điện hàng năm là 1,46 terawatt giờ - tương đương với mức tiêu thụ của 135.000 hộ gia đình Mỹ.

Đó là chưa kể nhiều khu vực khác trên thế giới không sử dụng các nguồn nguyên liệu có thể tái tạo được để sản xuất điện dùng cho việc này. Cụ thể như vùng Nội Mông các nhà máy điện ở đây là hoàn toàn dùng than đá với những luật môi trường khá lỏng lẻo.

Một mối bận tâm nữa là điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều “thợ mỏ” tập trung vào một nơi để khai thác bitcoin? Họ có thể kiểm soát hệ thống và tạo ra một cuộc tấn công. Hồi tháng 6 vừa qua tại “hố đào” GHash.IO đã xảy ra tình trạng như thế khiến cộng đồng bitcoin tháo chạy thục mạng.

Và cuối cùng, điều ai cũng thấy là giá của bitcoin trong năm qua đã rớt thê thảm, chưa biết khi nào mới phục hồi sau hàng loạt vụ tấn công các trang giao dịch bitcoin uy tín, khiến cho không biết bao nhiêu người tán gia bại sản hay ít nhất là cũng... vỡ mộng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét