Thứ Tư

Trần Ngọc Bích - sứ mệnh của Tân Hiệp Phát trước thềm năm mới

Ông Trần Quí Thanh, CEO – nhà sáng lập Tân Hiệp Phát – doanh nghiệp dẫn đầu ngành hàng thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe tại Việt Nam mới đây đã có những trải lòng về ngày Tết, nhận định về thị trường và chiến lược của hãng giải khát này trong năm mới.

Tết là để phục vụ

"Với ngành hàng nước giải khát, khi mọi người đoàn viên, vui chơi và tận hưởng ngày Tết thì cũng là dịp để chúng tôi phục vụ hàng triệu người tiêu dùng", Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát mở đầu câu chuyện.

Thị trường Tết là mùa kinh doanh nhộn nhịp bậc nhất của ngành hàng tiêu dùng, trong đó thức uống chiếm tới 45% mức chi tiêu và có thể tăng trưởng lên tới 150%. "Ba mươi Tết, tôi vẫn làm việc từ sáng sớm tới gần nửa đêm để kịp đáp ứng các đơn hàng", CEO Tân Hiệp Phát cho biết.

"Mặc dù là mùa phục vụ người tiêu dùng bận rộn nhất trong năm nhưng Tân Hiệp Phát luôn có cách đón Tết cho mình" – CEO Trần Quí Thanh.

"Dù việc kinh doanh bận rộn, nhưng ngay sau Giáng sinh, hàng loạt các hoạt động chào đón năm mới, từ trang trí nhà máy, văn phòng đến các chương trình, cuộc thi nội bộ, các công tác từ thiện xã hội đồng loạt được khởi động", CEO Trần Quí Thanh chia sẻ về không khí đón tết tại Tân Hiệp Phát.

Với chúng tôi, công việc và ngày Tết luôn đan xen vào nhau. Mọi người luôn chủ động giữa công việc và tận hưởng ngày Tết một cách linh hoạt để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất", CEO Tân Hiệp Phát cho biết.

Mọi công nhân, nhân viên đều được quan tâm, chăm lo Tết chu đáo.

Ông Thanh kể ba ngày Tết với ông và gia đình tiếp tục là để phục vụ khách hàng, đối tác kinh doanh. "Trong những cuộc gặp gỡ ngày Tết chúng tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để sự hợp tác đem lại các giá trị phục vụ người tiêu dùng tốt hơn nữa trong năm mới. Những cuộc thăm hỏi, gặp gỡ ngày Tết trở thành cơ hội để chúng tôi cùng suy nghĩ về những mục tiêu và truyền cảm hứng cho nhau để bắt đầu những vận hội mới", nhà sáng lập Tân Hiệp Phát tâm sự.

Tính chủ động, sự nhiệt huyết là điều dễ dàng nhận thấy khi tiếp xúc với vị CEO dù đã ngoài 60 này. Ông luôn nỗ lực tìm giải pháp phát triển để phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Món quà sức khỏe và xu hướng thị trường

Có lẽ, cuộc đời của CEO Trần Quí Thanh là hành trình của sự dấn thân tiên phong. Mười năm trước, ông gây ngỡ ngàng trong ngành khi dám đối mặt với mạo hiểm để đầu tư hệ thống 10 dây chuyền công nghệ vô trùng Aseptic trị giá tới 300 triệu USD để sản xuất các thức uống tự nhiên từ thảo mộc, tốt cho sức khỏe.

Trà Thanh nhiệt Dr Thanh là món quà sức khỏe thiết thực dành cho nhau trong dịp Tết.

Đúng một năm sau, vào mùa Tết 2009, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát đã tạo nên sự kiện chấn động khi tung ra sản phẩm Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, đồng thời mở ra ngành hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe mà theo Euromonitor cho biết, sức tăng trưởng của ngành luôn có tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) đạt tới trên 48% và chiếm tới 58% doanh thu của thị trường thức uống không cồn vào năm 2013.

Tầm nhìn và sự nhạy bén của vị CEO này được thể hiện qua xu hướng sử dụng thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe liên tiếp tăng suốt những năm qua và tiếp tục là tâm điểm thị trường sắp tới. Nielsen cho biết có 8/10 người Việt sẵn sàng trả thêm chi phí để sử dụng các thức uống có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe này.

Tôi gọi các thức uống có nguồn gốc tự nhiên như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh là "món quà sức khỏe", ông Thanh nói. "Và trong năm mới đang về, tôi xin gửi món quà sức khỏe này tới người tiêu dùng cả nước như một sự tri ân vì đã đồng hành cùng Tân Hiệp Phát suốt những năm qua".

Lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng là sứ mệnh của Tân Hiệp Phát. Và sứ mệnh này không chỉ dừng lại trong nước, nhà sáng lập này đang bắt đầu một chiến lược nhiều tham vọng hơn.



Câu chuyện đời thường của doanh nhân Trần Quý Thanh

Nếu không bắt gặp được bạn sẽ không thực sự thấy bởi tôi đã bất ngờ gặp một doanh nhân Dr Thanh bên ngoài hoàn toàn khác. Ông Thanh rất đời thường, đầy tình cảm và lãng tử.

Một buổi chiều, tan giờ làm, tôi ghé qua chỗ anh bạn làm đồ họa, thiết kế tán gẫu. Vừa mở cửa, tôi thấy trong căn phòng ấm cúng vang ra giọng hát khàn đục, với giai điệu khá đẹp, được đệm bằng những nhịp guitar mộc luyến láy, phách nhịp khá ổn.



Đó là một giọng nam hơi vỡ, khá mỏng, khi lên cao bị đuối, khàn khàn. Nhưng, ẩn chứa trong từng câu chữ, lại thấy sự già dặn, từng trải. Và mỗi ca từ được cất lên, như là một sự gửi gắm, hoài niệm, trải lòng đầy tâm trạng.

Tiểu sử doanh nhân Trần Quý Thanh:

Đang định cất tiếng hỏi xem chủ nhân của giọng hát đó là ai, thì anh bạn nhìn ra cười cười, vẫy tay vào ngồi cạnh, với hàm ý: "Nghe thử xem". Tôi lim dim mắt, cố thẩm từng ca từ, nhịp điệu của bài hát. Chất giọng miền Nam, nghe là lạ.

Bài hát này cũng vậy, hình như tôi chưa từng nghe, và cũng không biết nên xếp nó vào thể loại nhạc gì?!? Cuối buổi chiều mênh mang, tôi chỉ có cảm giác bài hát làm lòng mình lắng lại đôi chút, và trong đầu, thấp thoáng hiện lên hình ảnh người cha ở quê chắc giờ đang đi tập thể dục buổi chiều.

- "Của ông Trần Quý Thanh đấy! Nghe ổn không?"- anh bạn cắt ngang mạch suy tư của tôi. " Trần Quý Thanh nào? Tên nghe quen quen mà là lạ" - Tôi hỏi lại anh bạn. "Thì ông Dr.Thanh ấy. Thấy thế nào?".

Tôi hơi sững sờ một chút. Quả là tôi không có mấy thiện cảm với ông Dr.Thanh này ngoài đời thật. Đấy là cảm giác thôi. Khi ít có dịp tiếp xúc, người ta vẫn tự cho mình cái cảm giác được yêu, ghét ai đó.  Nhưng khi thưởng thức nghệ thuật mà áp cái cảm giác ấy vào thì không được "đàng hoàng" lắm. Tôi nghĩ vậy.

Sau khi ngẫm nghĩ một lát, tôi trả lời anh bạn: "Nếu bài vừa rồi do chính ông Thanh thể hiện thì tôi nghĩ cũng ổn. Một doanh nhân, kẻ "tay mơ" về âm nhạc mà suy tư và hát được như vậy là "đủ dùng" rồi".

Tôi chỉ muốn dùng từ "đủ dùng", theo cái nghĩa, bài hát đó "nghe được" cả về nội dung, kết cấu, ca từ, nhịp điệu lẫn giọng ca của tác giả.

Đủ dùng nghĩa là người ta có thể hát trước đám đông, trước người thân, bè bạn. Người nghe ở đó chỉ thả hồn theo cảm xúc chứ không nghênh tai lên để xem nốt cao, nốt thấp, lúc lên, lúc xuống thế nào.


Anh bạn cho tôi xem trang cá nhân của ông Thanh, có nói về hoàn cảnh ra đời và đầy đủ phần lời của bài hát Ngọn lửa khát vọng của cha. Tác giả cho biết, ông sáng tác khi nhớ về cha mình. Nhưng không hiểu sao, khi nghe tôi lại thấy ở đó là sự giãi bày cảm xúc bản thân nhiều hơn.

Trong bài hát mặc dù có nhiều đoạn nói về nỗi nhớ cha, về lời cha dặn, nhưng, tôi nghe và thấy điều tác giả gửi  gắm lớn hơn nhiều. Đó vừa như sự đúc kết cảm xúc của bản thân qua một chặng dài những chông gai xen lẫn lung linh hào quang, ánh sáng. Vừa là lời nhắn nhủ với bản thân và đứa con thân yêu của mình.

Và bài hát cất lên, hình ảnh người cha trong đó đóng vai trò là chỗ dựa, là liều thuốc tinh thần để tác giả vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn trước mắt. Ông muốn truyền lại cho thế hệ nối tiếp điều đó.

Với thông điệp của bài hát đầy cảm xúc như vậy, thì quả thật bản thân người nghe cảm thấy quá bất ngờ lần đầu tiên bắt gặp một ông Dr Thanh hoàn toàn khác làm cho người nghe cảm thấy đông đầy cảm xúc mà doanh nhân đã truyền đạt cho người nghe.

Bài viết liên quan:

Câu chuyện đời thường của doanh nhân Trần Quý Thanh

Nếu không bắt gặp được bạn sẽ không thực sự thấy bởi tôi đã bất ngờ gặp một doanh nhân Dr Thanh bên ngoài hoàn toàn khác. Ông Thanh rất đời thường, đầy tình cảm và lãng tử.

Một buổi chiều, tan giờ làm, tôi ghé qua chỗ anh bạn làm đồ họa, thiết kế tán gẫu. Vừa mở cửa, tôi thấy trong căn phòng ấm cúng vang ra giọng hát khàn đục, với giai điệu khá đẹp, được đệm bằng những nhịp guitar mộc luyến láy, phách nhịp khá ổn.



Đó là một giọng nam hơi vỡ, khá mỏng, khi lên cao bị đuối, khàn khàn. Nhưng, ẩn chứa trong từng câu chữ, lại thấy sự già dặn, từng trải. Và mỗi ca từ được cất lên, như là một sự gửi gắm, hoài niệm, trải lòng đầy tâm trạng.

Tiểu sử doanh nhân Trần Quý Thanh:

Đang định cất tiếng hỏi xem chủ nhân của giọng hát đó là ai, thì anh bạn nhìn ra cười cười, vẫy tay vào ngồi cạnh, với hàm ý: "Nghe thử xem". Tôi lim dim mắt, cố thẩm từng ca từ, nhịp điệu của bài hát. Chất giọng miền Nam, nghe là lạ.

Bài hát này cũng vậy, hình như tôi chưa từng nghe, và cũng không biết nên xếp nó vào thể loại nhạc gì?!? Cuối buổi chiều mênh mang, tôi chỉ có cảm giác bài hát làm lòng mình lắng lại đôi chút, và trong đầu, thấp thoáng hiện lên hình ảnh người cha ở quê chắc giờ đang đi tập thể dục buổi chiều.

- "Của ông Trần Quý Thanh đấy! Nghe ổn không?"- anh bạn cắt ngang mạch suy tư của tôi. " Trần Quý Thanh nào? Tên nghe quen quen mà là lạ" - Tôi hỏi lại anh bạn. "Thì ông Dr.Thanh ấy. Thấy thế nào?".

Tôi hơi sững sờ một chút. Quả là tôi không có mấy thiện cảm với ông Dr.Thanh này ngoài đời thật. Đấy là cảm giác thôi. Khi ít có dịp tiếp xúc, người ta vẫn tự cho mình cái cảm giác được yêu, ghét ai đó.  Nhưng khi thưởng thức nghệ thuật mà áp cái cảm giác ấy vào thì không được "đàng hoàng" lắm. Tôi nghĩ vậy.

Sau khi ngẫm nghĩ một lát, tôi trả lời anh bạn: "Nếu bài vừa rồi do chính ông Thanh thể hiện thì tôi nghĩ cũng ổn. Một doanh nhân, kẻ "tay mơ" về âm nhạc mà suy tư và hát được như vậy là "đủ dùng" rồi".

Tôi chỉ muốn dùng từ "đủ dùng", theo cái nghĩa, bài hát đó "nghe được" cả về nội dung, kết cấu, ca từ, nhịp điệu lẫn giọng ca của tác giả.

Đủ dùng nghĩa là người ta có thể hát trước đám đông, trước người thân, bè bạn. Người nghe ở đó chỉ thả hồn theo cảm xúc chứ không nghênh tai lên để xem nốt cao, nốt thấp, lúc lên, lúc xuống thế nào.


Anh bạn cho tôi xem trang cá nhân của ông Thanh, có nói về hoàn cảnh ra đời và đầy đủ phần lời của bài hát Ngọn lửa khát vọng của cha. Tác giả cho biết, ông sáng tác khi nhớ về cha mình. Nhưng không hiểu sao, khi nghe tôi lại thấy ở đó là sự giãi bày cảm xúc bản thân nhiều hơn.

Trong bài hát mặc dù có nhiều đoạn nói về nỗi nhớ cha, về lời cha dặn, nhưng, tôi nghe và thấy điều tác giả gửi  gắm lớn hơn nhiều. Đó vừa như sự đúc kết cảm xúc của bản thân qua một chặng dài những chông gai xen lẫn lung linh hào quang, ánh sáng. Vừa là lời nhắn nhủ với bản thân và đứa con thân yêu của mình.

Và bài hát cất lên, hình ảnh người cha trong đó đóng vai trò là chỗ dựa, là liều thuốc tinh thần để tác giả vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn trước mắt. Ông muốn truyền lại cho thế hệ nối tiếp điều đó.

Với thông điệp của bài hát đầy cảm xúc như vậy, thì quả thật bản thân người nghe cảm thấy quá bất ngờ lần đầu tiên bắt gặp một ông Dr Thanh hoàn toàn khác làm cho người nghe cảm thấy đông đầy cảm xúc mà doanh nhân đã truyền đạt cho người nghe.

Bài viết liên quan:

Giá cà phê hôm nay (1/2) phục hồi nhưng vẫn rất thấp, giá tiêu đang trên đà tăng dần

Trên thị trường nông sản hôm nay (1/2), giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên, giá hồ tiêu tại khu vực phía Nam và giá cao su tại Nhật Bản đồng loạt phục hồi.
Giá cà phê hôm nay (1/2) lấy lại những gì đã mất trong hôm qua
Cụ thể, giá thu mua cà phê nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên hôm nay tăng 400 – 600 đồng/kg sau khi đã giảm một mức tương tự trong hôm qua. Giá cà phê hôm nay tại một số huyện ở Đắk Lắk và Gia Lai đã lên sát mốc 40.000 đồng/kg. Lâm Đồng vẫn ghi nhận giá cà phê đang thấp nhất khu vực.

gia ca phe hom nay 12 phuc hoi nhung van rat thap gia tieu dang tren da tang dan
Giá cà phê trong nước phục hồi theo giá robusta tại thị trường London, với giá robusta giao tháng 3 tăng tới 2% trong phiên cuối cùng của tháng 1 lên 1.762 USD/tấn. Trong cả tháng 1, giá robusta kỳ hạn tại London đã tăng 2,8%. Ngược lại, giá arabica giao tháng 3 tại New York tiếp tục giảm nhẹ 0,4% về 121,85 Uscent/pound, ghi nhận cả tháng 1 giảm tới 3,4%.

Xu hướng giá trên thị trường cà phê thế giới bắt đầu phân hóa vì các yếu tố cơ bản diễn biến khác nhau.

Đối với robusta, việc Ngân hàng Rabobank vừa hạ dự báo giá loại cà phê này xuống còn 1.850 USD/tấn trong nửa sau của năm 2018. Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Quốc tế cũng vừa công bố số liệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ robusta đang có dấu hiệu cải thiện, với xuất khẩu robusta tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước lên 4,03 triệu bao trong tháng 12/2017.

Đối với arabica, giá giảm vì thị trường dự đoán Brazil sẽ bội thu trong năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu arabica trên toàn thế giới trong tháng 12/2017 lại giảm tới 17% so với cùng kỳ năm trước, còn 6,6 triệu bao. Việc đồng real của Brazil giảm cũng gây áp lực lên giá arabica.

Thứ Ba

Giá nông sản hôm nay 31/1: Cà phê giảm mạnh 500.000 đ/tấn, giá tiêu không đổi

Cập nhật giá nông sản hôm nay 31/1: Trên thị trường nội địa, sáng nay giá cà phê tại Tây Nguyên đã được điều chỉnh giá thu mua về mức 35.900-36.200 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với hôm qua. Trong khi đó giá hồ tiêu gần như đứng im, giao dịch phổ biến từ 62.000-64.000 đồng/kg tiêu đầu giá.
Giá nông sản hôm nay 31/1: Cà phê giảm mạnh 500.000 đ/tấn, giá tiêu không đổi - Ảnh 1

Hiện các tỉnh Tây Nguyên đã vào cuối mùa thu hoạch cà phê. Giá cà phê nguyên liệu đang giao dịch trong khoảng 35.900 - 36.200 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với ngày 30/1. Ảnh: Trần Hiền

Giá cà phê hôm nay 31/1 giảm 500.000 đồng/tấn

Theo ghi nhận, trong sáng nay 31/1 giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều giảm khá mạnh. Cụ thể, giá cà phê tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, về giao dịch tại mức 36.200 đồng/kg; tại Gia Lai, cà phê nguyên liệu có giá 36.300 đồng, trong khi đó giá cà phê tại địa bàn Lâm Đồng quay về mức dưới 36.000 đồng của tháng trước, còn 35.900 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô trong nước giảm, nguyên nhân là do giá cà phê robusta trên thị trường thế giới cũng giảm tương đối mạnh. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 30/1 lúc rạng sáng nay, giá cà phê robusta trên sàn London kỳ hạn giao tháng 5/2018 giảm 23 USD/tấn hay -1,32%, xuống còn 1.717 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng giảm từ 18 – 29 USD/tấn.

Giá cà phê arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 5/2018 cũng giảm 2,55 cent/lb hay -2,00% xuống còn 124,65 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng giảm từ 2,50 – 2,65 cent/lb.

Giá nông sản hôm nay 31/1: Cà phê giảm mạnh 500.000 đ/tấn, giá tiêu không đổi - Ảnh 2

Bảng giá cà phê hôm nay 31/1 tại một số thị trường trong nước và thế giới. Nguồn: VPA

Giá tiêu hôm nay 31/1 không đổi

Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng nay giá hồ tiêu khá ổn định, hầu hết các vùng nguyên liệu tư thương đưa giá thu mua không đổi so với ngày hôm qua. Theo đó, giá tiêu được giao dịch chủ yếu từ 62.000 - 64.000 đồng/kg.


Câu chuyện về cuộc đời doanh nhân Trần quí Thanh

Trần Quí Thanh là một trong những doanh nhân thành đạt nhất hiện nay, để lại những kinh nghiệm quý báo cho con cái thế hệ sau thừa hưỡng cũng chính vì vậy mà cuốn sách chuyện nhà Dr Thanh được xuất bản cho bạn đọc về cuộc đời và sự nghiệp của vị doanh nhân này.

250 trang sách đã hé lộ phần nào tuổi thơ dữ dội của Tổng Giám đốc Trần Quí Thanh, bắt đầu từ cái ngày ngồi bên xác mẹ, cánh cửa bình yên cũng dần khép lại. Cuốn sách dẫn dắt người đọc qua từng quãng đường thăng trầm của ông. 

Tài liệu tham khảo:

Từ một cậu bé lớn lên trong vùng an toàn dưới vòng tay mẹ, chỉ cần một cái lật sang trang, đã nhảy vào một cuộc chiến "sinh tồn" – nơi mà người ta sẽ thấy một doanh nhân Trần Quí Thanh hà khắc, lạnh lùng mà nghĩa hiệp, một cái uy hùng dũng khiến người xung quanh phải nể sợ, đang lèo lái con thuyền THP ra biển lớn.

 Nhưng đó chỉ là hình ảnh của hiện tại mà ít ai biết được rằng nó là kết quả của những năm tháng tuổi trẻ ngông cuồng, ngổ ngáo, dám làm những chuyện chẳng ai ngờ.

 

Cuốn tự truyện "Chuyện Nhà Dr. Thanh" là món quà đầy yêu thương mà Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương dành tặng Cha – Tổng Giám đốc Trần Quí Thanh nhân Ngày của Cha (18/6) và Ngày Gia đình Việt Nam 2017. Chia sẻ lý do thực hiện món quà đặc biệt này tại buổi ra mắt, Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương xúc động: "Từ sau trận đau bệnh "thập tử nhất sinh" của má, Phương chợt nhận ra rằng: Nếu như bạn muốn làm điều gì đó cho những người sinh thành ra mình, thì hãy làm ngay khi còn có thể. Bởi biết đâu một ngày, bạn sẽ không còn có cơ hội làm điều đó. Nghĩ vậy Phương càng quyết tâm hơn theo đuổi việc sẽ làm một món quà gì đó thật ý nghĩa để tặng ba má. Phương đã dành đến gần 10 năm để thu thập tư liệu và bắt đầu đặt bút viết tự truyện này cách đây 3 năm."

Tại buổi giao lưu và kí tặng sách nội bộ vào ngày 15/6, các thành viên THP cũng có dịp được nghe kể những câu chuyện ít ai biết, đó là những lần CEO phải "đứng trước chân tường". Và cứ mỗi lần như vậy, lại là một lần CEO vươn lên mạnh mẽ với tinh thần "Không gì là không thể" để từ đống sắt vụn đã dựng lên cả Tập đoàn THP với nhiều dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới về công nghệ chế biến đồ uống, và rồi THP trở thành doanh nghiệp Việt sản xuất nước giải khát hàng đầu trên cả nước.

Nguồn trang cá nhân về doanh nhân Trần Quí Thanh: 

Từng thành viên được Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc ký tặng.

Tâm huyết với cuốn sách, Phó Tổng Giám đốc cho biết vốn là người làm kinh doanh, không phải dân viết chuyên nghiệp, nên việc phải "đánh vật với từng con chữ" để hoàn thành được tác phẩm này thực sự là một thử thách. Có nhiều đoạn trong cuốn tự truyện này cô viết trên máy bay, giữa những chuyến công tác hay viết bằng điện thoại bên lề cuộc họp và cả trên xe ô tô. Tâm huyết của cô cũng được lan tỏa đến những người bạn, cộng sự khi họ giúp chỉnh sửa từng đoạn văn, từng câu chữ để ráp nối thành một cuốn tự truyện mà cô thực sự mong chờ.

 

Nhiều anh chị cho biết, càng đọc càng thấy thấm thía từng trang sách.

"Ba má của Phương, ba Thanh, má Nụ đã lăn lộn suốt hơn nửa đời người để nuôi dạy 3 chị em và tạo ra cơ ngơi Tân Hiệp Phát cho hàng ngàn gia đình như bây giờ. Những vất vả của má, của ba mà con cái có đôi khi vô tâm, không hiểu. Trải qua nhiều sóng gió, thử thách, biến cố, điều đọng lại tuyệt vời nhất trong Phương bây giờ không phải là cơ ngơi đồ sộ mà là tình thân gia đình. Bạn và Phương, chúng ta đều có gia đình. Gia đình của chúng ta sẽ luôn ở bên chúng ta bất cứ lúc nào, kể cả những khi chúng ta ở tận cùng của nỗi tuyệt vọng." – chị xúc động khi cùng độc giả điểm lại một số câu chuyện trong cuốn sách. 

Câu chuyện khởi nghiệp của CEO Trần Quí Thanh thực sự là động lực cho bất kỳ ai muốn thân tự lập thân. Đồng thời, là cơ hội để từng thành viên THP chia sẻ, thấu hiểu hành trình gian khó nhưng cũng đầy vinh quang của Nhà sáng lập, để từ đó thêm tin yêu và tự hào về những giá trị cao quý được dựng xây bằng nước mắt, mồ hôi và máu của người mở đường.

Là một trong những độc giả đầu tiên, anh Ngô Nguyễn Thế Hưng hứng khởi khi đón nhận ấn phẩm đặc biệt này: "Từ những câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của sếp Thanh, Hưng cảm thấy mình có thể rút ra những bài học cho chính bản thân, đặc biệt là học cách để thành công và trở nên trưởng thành hơn với tuy duy "Mình làm được"".
 Chụp ảnh lưu niệm với tác giả Trần Uyên Phương

Bài viết liên quan: 

Thứ Hai

Trần Ngọc Bích - Bạn biết gì về “Diễn đàn quản lý” của Tân Hiệp Phát

CHỦ ĐỀ: Trần Ngọc Bích Archives - Trần Quí Thanh
Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Bích chia sẻ tại Diễn đàn quản lý – Quý 4/2017.

Vào ngày 19/12/2017, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã tổ chức Diễn đàn quản lý – Quý 4 dành cho các cấp lãnh đạo tại công ty. Đây là một trong những hoạt động hàng quý của Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp quản lý. Chương trình có sự tham gia của Phó Tổng Giám đốc Trần Ngọc Bích.

Tại diễn đàn, các cấp quản lý đã cùng nhau trao đổi về vấn đề "Phản hồi mang tính xây dựng – các cấp quản lý làm gì xây dựng văn hóa phản hồi?". Tại đây vấn đề đã được đưa ra để tìm cách trao đổi, giải quyết thông qua các video xây dựng tình huống thực tế, các trò chơi, thảo luận nhóm và tranh luận trực tiếp.

Các quản lý đang cùng nhau tranh luận tại diễn đàn

Có mặt tại chương trình, Phó Tổng Giám Đốc Trần Ngọc Bích cho rằng để thực hiện các bước phản hồi mang tính xây dựng đầu tiên các cấp quản lý cần phải khẳng định lòng tin của mình đối với cá nhân đó bằng các hành vi cụ thể và ảnh hưởng của hành vi so với tiêu chuẩn. Bên cạnh đó cũng cần phải cho nhân viên phát biểu ý kiến, lắng nghe ý kiến dưới cái nhìn của chính nhân viên đó.

Ngoài ra, quản lý cần phải thể hiện việc lắng nghe nhân viên, hỏi nhân viên nếu gặp tình huống như vậy thì có lặp lại hay không. Cần nhân viên hiểu điều chỉnh hành động phù hợp với tiêu chuẩn chung và mong đợi. Trong kỳ đánh giá thành tích , nhân viên và cấp trên cần ngồi lại với nhau đưa ra phản hồi cụ thể và phù hợp với các tình huống, sự kiện đã xảy ra trong năm.

Đây là diễn đàn dành cho tất cả giám đốc, trưởng phòng các khối phòng ban tại Tân Hiệp Phát. Ra mắt lần đầu vào tháng 5/2015, diễn đàn là nơi cùng nhau "mổ xẻ" và trao đổi nhiều chủ đề trong quản lý nhân sự như: Cam kết hợp tác nhóm để hiện thực hóa 7 giá trị cốt lõi , Quản trị con người?,…

Giá cà phê hôm nay (29/1) biến động nhẹ, giá tiêu hôm nay lặng sóng

Trên thị trường nông sản hôm nay (29/1), giá cà phê biến động nhẹ tại một số tỉnh, thành. Trong khi, giá tiêu hôm nay không đổi sau khi tăng vào cuối tuần trước. 
Giá cà phê hôm nay (29/1) biến động ở mức 100 đồng/kg tại một số địa phương
Cụ thể, giá cà phê tại Ea H'leo và Buôn Hồ báo giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống 36.800 đồng. Ngược lại, tại Cư M'gar giá cà phê hôm nay tăng 100 đồng lên 36.900 đồng/kg. Các tỉnh còn lại giữ nguyên mức giá so với tuần trước.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng không đổi ở 38.600 đồng/kg. Hiện, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên vẫn được thu mua trong khoảng 36.500 - 36.900 đồng/kg.

Tuần trước, giá cà phê dao động liên tục quanh mức 37.000 đồng/kg, ngoài ra không có biến động mạnh qua các ngày.

Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg
LÂM ĐỒNG
— Lâm Hà (Robusta) 36,500
— Bảo Lộc (Robusta) 36,500
— Di Linh (Robusta) 36,500
ĐẮK LẮK
— Ea H'leo (Robusta) 36,800
— Cư M'gar (Robusta) 36,900
— Buôn Hồ (Robusta) 36,800
GIA LAI
— Ia Grai (Robusta) 36,900
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa (Robusta) 36,800
KON TUM
— Đắk Hà (Robusta) 36,600
HỒ CHÍ MINH
— R1 38,600
Giá cà phê hôm nay 
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến trên hai sàn London và New York đồng loạt tăng trong phiên giao dịch cuối tuần trước. Trong đó, hợp đồng cà phê robusta giao tháng 3 tăng nhẹ trở lại 4 USD lên 1767 USD/tấn.

Còn giá hợp đồng cà phê arabica giao tháng 3 tiếp tục tăng 1,5 USD cent/pound lên 125,15 USD cent, kết thúc tuần với mức tăng 3,2%. Đây là tuần tăng mạnh nhất của giá cà phê kể từ tháng 12/2017.

gia ca phe hom nay 291 bien dong nhe gia tieu hom nay lang song
Ảnh minh họa.
Giá tiêu hôm nay đi ngang
Giá tiêu hôm nay tại miền Nam báo không đổi so với cuối tuần trước, sau khi tăng 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Mức giá cao nhất, 64.000 đồng/kg đang được ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu, trong khi Gia Lai là địa phương báo giá hồ tiêu thấp nhất, 61.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay được giao dịch trong khoảng 61.000 - 64.000 đồng/kg, với mức giá trung bình vẫn ở mức 62.000 đồng/kg.

Trong tuần trước, giá hồ tiêu biến động nhiều nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động lên xuống xoay quanh ngưỡng 63.000 đồng, và tới cuối tuần thì bứt phá, tăng vọt tới 64.000 đồng/kg.

Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H'leo 62,000
GIA LAI
— Chư Sê 61,000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 63,000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
— Tiêu 64,000
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 62,000
ĐỒNG NAI
— Tiêu 62,000
Giá tiêu hôm nay
Trên thị trường cao su sáng nay, hợp đồng cao su TOCOM giao kỳ hạn động loạt giảm sau khi chốt phiên cuối tuần trước với mức tăng 0,6% đối với hợp đồng giao tháng 6. Mặc dù vậy, tính chung tuần, giá cao su đã giảm kỷ lục 2%, đánh dấu tuần giảm thứ 2 liên tiếp.